Trình tự thực hiện dự án đầu tư

Trình tự thực hiện dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư khi lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc thủ tục xin chấp thuận dự án đầu tư, đo dạc địa hình, xin cấp chứng chỉ quy hoạch cho khu đất đầu tư dự án.

Ngày đăng: 12-07-2016

4,871 lượt xem

Trình tự thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất xem ở đây

Trình tự thực hiện dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư khi lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc thủ tục xin chấp thuận dự án đầu tư, đo dạc địa hình, xin cấp chứng chỉ quy hoạch cho khu đất đầu tư dự án.

Lập đề cương dự án; chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
-  Thảo luận, thống nhất với khách hàng về nội dung đề cương của dự án;

-  Thu thập thông tin về dự án; Lập dự toán chi phí đầu tư các hạng mục;
-  Tính toán chi phí hoạt động của dự án; Xác định nhu cầu vốn, nguồn vốn để đầu tư;
-  Phân tích về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án;
-  Phân tích về thị trường nguyên liệu đầu vào đối với dự án;
-  Đánh giá về công nghệ của dự án; Đánh giá  sản phẩm, giá bán, nguyên liệu đầu vào, mức độ cạnh tranh...;
-  Xây dựng phương án nhân sự, tổ chức quản lý dự án, tổ chức bán hàng;
-  Tính toán, phân tích chi tiết hiệu quả dự án đầu tư đối với chủ đầu tư và xã hội;
-  Thực hiện soạn thảo, viết chi tiết dự án đầu tư theo như đề cương;
- Thiết kế cơ sở toàn bộ dự án theo quy trình công nghệ sản xuất;
-  Hoàn thiện, in và bàn giao dự án cho chủ đầu tư.
Trình tự thực hiện dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc, cụ thể:
- Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư; Phân tích lựa chọn sản phẩm cụ thể phù hợp.
- Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư; khái toán nguồn vốn đầu tư.
- Lựa chọn hình thức đầu tư; các hình thức huy động vốn.
- Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn, địa điểm đầu tư.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành theo trình tự thực hiện dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai nội dung sau:
Báo cáo tiền khả thi: Đối với các dự án có quy mô lớn cần lập Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi
Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.


Nội dung của Báo cáo tiền khả thi theo trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy, bệnh viện, trường học và các công trình công cộng:
-  Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn
-  Qui mô dự án và hình thức đầu tư 
-  Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công .....) được phân tích, đánh giá cụ thể .
-  Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở ..
-   Lựa chọn các phương án xây dựng công trình.
-   Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi.
-    Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.
-    Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.
Trong trường hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.
Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.
Nội dung của lập Báo cáo khả thi theo trình tự thực hiện dự án đầu tư:
Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:
- Mục tiêu đầu tư; Địa điểm đầu tư; Qui mô dự án; Vốn đầu tư; Thời gian, tiến độ thực hiện dự án;
- Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường;
- Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án; Các hình thức quản lí dự án;
- Hiệu quả đầu tư; Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án;
- Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan .
Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như: Tính hợp pháp, tính hợp lí, tính khả thi, tính hiệu quả, tính tối ưu ....
Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án. Đặc biệt, nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay (tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư ... ) tham gia  ngay từ khâu lập dự án .
Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo (Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường  chiếm 5% kinh phí dự án, có khi lên tới 15 - 20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp ).


Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời ,gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư (với dự án sử dụng nguồn vốn vay). Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế. Chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và thực hiện theo quy trình chuyển đổi.
Như vậy, Trình tự thực hiện dự án đầu tư, mà cụ thể là Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công cũng như đảm bảo được  tính pháp lý của dự án. Các nhà đầu tư, sau khi lựa chọn phương án kinh doanh thì thường cần đễn sự hỗ trợ của các chuyên gia Lập dự án để hoàn thành theo Trình tự thực hiện dự án đầu tư. Việc thấu hiểu được mong muốn của các nhà đầu tư, luôn sẵn sàng sát cánh cũng các nhà đầu tư trong việc Lập Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi. Tùy những phương án kinh doanh cụ thể khác nhau mà chúng tôi đưa ra những phương án viết báo cáo chi tiết khác nhau để mang lại tính khả thi và đảm bảo được tính pháp lý cao nhất cho dự án.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư khi lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc thủ tục xin chấp thuận dự án đầu tư, đo dạc địa hình, xin cấp chứng chỉ quy hoạch cho khu đất đầu tư dự án.

XEM TIN TIẾP THEO Trình tự thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất xem ở đây

BẢNG BÁO GIÁ

(V/v:  Lập hồ sơ tư vấn, thiết kế cho dự án “Dự án trang trại chăn nuôi heo quy mô 20.000 – 30.000 con với diện tích 4 ha tại tỉnh Bình Thuận)

Kính gửi: Quý Khách hàng

Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương xin gửi lời cám ơn đến Quý khách hàng đã quan tâm đến các dịch vụ của Công ty chúng tôi. Theo yêu cầu của Quý Đơn vị, Minh Phương sẽ thực hiện Tư vấn và Báo giá các nội dung như sau:

1. Bảng báo giá

TT

Nội dung công việc

Thành tiền (VNĐ)

1

Thực hiện hồ sơ trình ra Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư

700.000.000

2

Thực hiện hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường

800.000.000

 

TỔNG CỘNG

1.500.000.000

Ghi chú:

- Chi phí trên chưa bao gồm thuế VAT;

- Chi phí trên là chi phí trọn gói:

+ Đã bao gồm chi phí thiết kế cơ sở

+ Đã bao gồm chi phí đóng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan Trung ương thực hiện thẩm định (Căn cứ Thông tư số 56/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

2. Sản phẩm bàn giao và thời gian thực hiện:

- 01 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư do UBND tỉnh Bình Thuận cấp: 60 ngày làm việc.

- 01 Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp: 90 ngày làm việc.

3. Phương thức thanh toán: 03 đợt

- Đợt 1:  50% sau khi ký Hợp đồng.

- Đợt 2: 20% sau khi nộp hồ sơ (có biên nhận nộp hồ sơ)

- Đợt 3: 30% sau khi bàn giao sản phẩm

4. Quy trình thực hiện

 

4.1. Chủ trương đầu tư 

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN

NGOÀI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN

(Kèm theo Văn bản số        /SKHĐT-XTĐT,

ngày      tháng 3 năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư)

A. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN

I. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về quy hoạch.

1.1. Nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư trên địa bàn tỉnh liên hệ hoặc có văn bản đề nghị hướng dẫn gửi đến cơ quan có chức năng xúc tiến đầu tư (đối với các dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế) hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế (đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp) để được hướng dẫn, giới thiệu thông tin quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có liên quan đã được duyệt, danh mục dự án thu hút đầu tư và các nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

1.2. Cơ quan có chức năng xúc tiến đầu tư (đối với các dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế) hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh (đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp) chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện để hướng dẫn, giới thiệu thông tin cho nhà đầu tư.

Bước 2: Chấp thuận chủ trương đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế.  

Ban Quản lý Khu kinh tế thẩm định, phê duyệt Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp (trừ dự án xây dựng và kinh doanh sân gôn phải thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư).

Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý Khu kinh tế.

2.1. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư và khoản 2, khoản 3 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan (nộp hồ sơ về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh ).

2.2. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại Điều 33 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.

2.3. Xác định cụ thể hình thức lựa chọn nhà đầu tư thuộc một trong ba trường hợp sau tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư:

a) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: Đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thuộc diện phải đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai và khu đất dự kiến thực hiện dự án đầu tư đã được giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp này, cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

b) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư), quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực và không đáp ứng điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm a mục này. Cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời là Quyết định phê duyệt Danh mục dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

c) Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành: Đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư và các dự án không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a và b mục này, cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.

Trường hợp dự án thuộc hình thức chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư nhưng có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng nộp hồ sơ hợp lệ đề nghị thực hiện dự án đầu tư tại một địa điểm, thì áp dụng pháp luật về đấu thầu để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế) thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo khoản 7 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.

2.4. Quy trình, nội dung tham gia ý kiến thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo Luật Đầu tư và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.

Bước 3: Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư (trừ trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành) thì tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thông qua một trong các hình thức sau đây:

3.1. Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư:

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và Phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định về pháp luật đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản, Quyết định số 18/2022/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu Nhà nước để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 41/2023/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

3.2. Tổ chức đấu thầu dự án sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư:

Trên cơ sở nội dung tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đồng thời là Quyết định phê duyệt Danh mục dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu)(), Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước khi công bố danh mục dự án. Đối với dự án thực hiện tại khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban Quản lý Khu kinh tế tổ chức xác định, phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trước khi công bố danh mục dự án. Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nội dung về yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao tổ chức thực hiện đấu thầu tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định về pháp luật về đấu thầu, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ).

Bước 4: Chấp thuận nhà đầu tư đối với các dự án thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (thực hiện theo quy định tại Điều 29, 30, 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ).

4.1. Sau khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật về đấu giá, đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai, đấu thầu. Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá hoặc Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đồng thời là Quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án. Quyết định phê duyệt kết quả trúng đầu giá hoặc Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được gửi cho cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư.

4.2. Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu:

a) Đối với trường hợp đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhưng chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia hoặc đã tổ chức đấu giá ít nhất 02 lần không thành theo quy định của pháp luật về đất đai:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ và có văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký đđầu tư và nhà đầu tư (nếu có) để thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

- Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

- Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá, Ban Quản lý Khu kinh tế xem xét, quyết định đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp (trừ dự án xây dựng và kinh doanh sân gôn phải thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định) theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

b) Đối với trường hợp đã đăng tải Danh mục dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm hoặc nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định của pháp luật về đấu thầu:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ và có văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư (nếu có) để thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

- Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu, Ban Quản lý Khu kinh tế thẩm định, phê duyệt Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp (trừ dự án xây dựng và kinh doanh sân gôn phải thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư) khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trình tự, thủ tục thực hiện theo Điều 35 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ).

5.1. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư phải thực hiện thủ tục để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

5.2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp), Ban Quản lý Khu kinh tế (đối với dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp).

Bước 6: Thỏa thuận ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (thực hiện theo Điều 43 Luật Đầu tư và Điều 26 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ).

Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp), Ban Quản lý Khu kinh tế (đối với dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp).

Bước 7: Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, công bố quy hoạch, thỏa thuận đấu nối dự án vào hệ thống đường bộ (nếu có) (thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; pháp luật chuyên ngành khác có liên quan).

7.1. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, công bố quy hoạch (thực hiện theo thẩm quyền quy định tại Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Quy định công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 03/2023/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)).

Cơ quan chủ trì giải quyết:

- Sở Xây dựng chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trong đô thị mới, khu trung tâm hành chính - chính trị cấp tỉnh và các khu vực có ý nghĩa quan trọng khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án, công trình trong khu công nghiệp, khu kinh tế khi được phân cấp, ủy quyền.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định, phê duyệt hoặc ủy quyền Ban Quản lý Khu kinh tế thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án, công trình trong khu công nghiệp, khu kinh tế; chủ trì thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết (đô thị, nông thôn), công bố quy hoạch theo thẩm quyền.

7.2. Thỏa thuận đấu nối dự án vào hệ thống đường bộ.

Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Giao thông vận tải; các đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp, ủy quyền.

Bước 8: Thông báo thu hồi đất; quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư (đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai).

Cơ quan chủ trì giải quyết:

- Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và 3 Điều 66 Luật Đất đai và Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ủy quyền cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định thu hồi đất khi thực hiện dự án đầu tư.

Bước 9: Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng thuộc diện cấp giấy phép môi trường; đăng ký môi trường đối với đối tượng thuộc diện đăng ký môi trường (thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường).

Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 10: Quyết định giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; xác định giá đất; ký hợp đồng thuê đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thực hiện theo quy định của Luật Đất đai).

Cơ quan chủ trì giải quyết: Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban Quản lý Khu kinh tế (đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban Quản lý Khu kinh tế quyết định giao đất/cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất).

Bước 11: Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (thực hiện theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy).

Cơ quan chủ trì giải quyết: Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh.

Bước 12: Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; chấp thuận thiết kế đấu nối hạ tầng có liên quan (thực hiện theo Luật Xây dựng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng); pháp luật chuyên ngành khác có liên quan).

Cơ quan chủ trì giải quyết: Cơ quan chuyên ngành (tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư dự án).

Bước 13: Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; cấp giấy phép xây dựng; Giấy phép thi công trong hành lang đường bộ, Giấy phép đấu nối vào hệ thống giao thông (nếu có) (thực hiện theo quy định tại khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và Điều 36 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ); pháp luật chuyên ngành khác có liên quan).

Cơ quan chủ trì giải quyết: Cơ quan chuyên ngành (tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư dự án).

Bước 14: Triển khai xây dựng; kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng và đưa vào sử dụng (thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan).

Cơ quan chủ trì giải quyết: Cơ quan chuyên ngành (tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư dự án).

II. MỘT SỐ NỘI DUNG LƯU Ý KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN

1. Đối với tất cả các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (trên tất cả các lĩnh vực đầu tư) trước khi đề nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư phải được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (đối với khu vực xã, phường, thị trấn biên giới, khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh) thẩm định, có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật về quốc phòng, an ninh.

2. Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp phải có ý kiến của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ban
Quản lý Khu kinh tế tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

3. Đối với các dự án thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án tại các khu đất mà quy định phải lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phê duyệt quy hoạch trước khi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.

4. Đối với các dự án có liên quan đến việc sắp xếp, xử lý tài sản công theo quy định Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành, phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp xử lý tài sản công theo quy định trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.

5. Đối với dự án thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có sử dụng công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (Luật Chuyển giao công nghệ) thì phải được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

6. Đối với trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp thì phải được Ủy ban nhân tỉnh chấp thuận theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, trước khi nộp hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư.

7. Đối với các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới; các khu vực có vị trí chiến lược khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh thì phải được các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền tổ chức thẩm định hoặc có ý kiến trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

8. Đối với dự án đầu tư có đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng:

8.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế), Ban Quản lý Khu kinh tế (đối với dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế) chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành và địa phương liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; lập Báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh và gửi kết quả thẩm định cho cơ quan lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư để hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng.

8.2. Cơ quan lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương tổ chức lập hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 1 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và gửi đầy đủ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

8.3. Sau khi có Nghị quyết hoặc Quyết định về chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của cơ quan có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế theo thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

9. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, các Bước tại Mục I Phần A nêu trên được thực hiện đồng thời, cụ thể như sau:

9.1. Thực hiện đồng thời Bước 6 với Bước 7, 8, 9.

9.2. Thực hiện đồng thời Bước 9, 11 với Bước 12 (Các thủ tục về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời với thủ tục thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng 05 ngày làm việc).

10. Dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thì việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đồng thời trong quá trình thực hiện thủ tục thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (được bổ sung bởi khoản 11, 12 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ).

11. Đối với các dự án phải có ý kiến của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, ngành Trung ương tại bất kỳ bước nào quy định ở trên, các sở, ban ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, ngành liên quan. Sau khi có ý kiến chấp thuận của cấp có thẩm quyền thì mới thực hiện các bước tiếp theo.

12. Trường hợp dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương theo quy định của Luật Đầu tư, trình tự thực hiện như sau:

12.1. Đối với dự án thuộc diện Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai:

- Cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh giao đề xuất nội dung dự án có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung dự án để làm cơ sở đưa vào phương án đấu giá.

- Việc đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai và quy định có liên quan. Sau khi trúng đấu giá, Nhà đầu tư thực hiện các bước tiếp theo của dự án từ Bước 5 đến Bước 14.

12.2. Đối với dự án thuộc diện Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu:

- Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ và nộp về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất.

- Việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và pháp luật có liên quan. Sau khi trúng đấu thầu, Nhà đầu tư tiếp tục thực hiện các bước tiếp của dự án từ Bước 5 đến Bước 14.

13. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định mới được ban hành có nội dung khác với các quy định tại Tài liệu hướng dẫn này nhưng chưa kịp sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các quy định của pháp luật hiện hành

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha