BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIƯỜNG BỆNH Y TẾ

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIƯỜNG BỆNH Y TẾ

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIƯỜNG BỆNH Y TẾ

  • Mã SP:DTM YTE
  • Giá gốc:170,000,000 vnđ
  • Giá bán:150,000,000 vnđ Đặt mua

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIƯỜNG BỆNH Y TẾ
Dự án “Nhà máy sản xuất giường bệnh 500.000 bộ/năm; xe đẩy, xe tập đi 50.000 chiếc/năm” của Công ty TNHH REHAB ITALIAN DESIGN được thực hiện tại Lô F9, F10, F11, F12 đường D3-N4-N5, trong KCN Nam Tân Uyên mở rộng, tỉnh Bình Dương gồm các hạng mục nhà xưởng, nhà ăn văn phòng và các công trình phụ trợ.
1. Các nội dung chính của Dự án
1.1. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình
Dự án “Nhà máy sản xuất giường bệnh 500.000 bộ/năm; xe đẩy, xe tập đi 50.000 chiếc/năm” được xây dựng trên các Lô F9, F10, F11, F12 đường D3-N4-N5, trong KCN Nam Tân Uyên mở rộng với tổng diện tích sử dụng cho toàn dự án là 60.000 m2. Trong đó giai đoạn I có tổng diện tích xây dựng 14.222,73m2, đường nội bộ và sân bãi là 13.155,65 m2, tổng diện tích cây xanh của cả dự án là 12.425,62 m2 chiếm 20,71% tổng diện tích của dự án. Chi tiết được trình bày tại bảng 1.1 và 1.2.
1.2. Công suất, sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Dự án
Dự án đi vào hoạt động với công suất giường bệnh 500.000 bộ/năm; xe đẩy, xe tập đi 50.000 chiếc/năm.
Các sản phẩm của dự án được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đ các nước châu âu, Nhật, Mỹ… và phục vụ nhu cầu trong nước.
1.3. Nhu cầu nguyên nhiên liệu
Máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án chủ yếu được nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan và một số thiết bị trong nước. Chi tiết được trình bày ở Bảng 1.3.
Nguyên vật liệu sản xuất sẽ được thu mua từ các nước châu âu, Trung Quốc, Đài Loan, và một số mua trong nước với số lượng khoảng 10.000 Tấn/năm, chi tiết theo bảng 1.4.
1.4. Công nghệ sản xuất
Quá trình sản xuất của dự án được trình bày ở sơ đồ 1.1 – 1.4.
2. Đánh giá tác động
2.1. Giai đoạn xây dựng
2.1.1. Tác động liên quan đến chất thải
2.1.1.1.  Khí thải
Phát sinh từ hoạt động tập kết vật liệu xây dựng, hoạt động của phương tiện vận chuyển và thi công gây ô nhiễm với các thông số như: bụi (TSP), SO2, NO2, CO, VOC. Ảnh hưởng đến trường không khí, công nhân thi công tại công trường, người dân khu vực xung quanh.
Mức độ tác động: trung bình.
2.1.1.2. Nước thải sinh hoạt
Phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân tại công trường (50 người) với lưu lượng nước thải là 3,0 m3/ngày chứa các chất gây ô nhiễm như: BOD5, COD, TSS, Coliforms…
Mức độ tác động: trung bình.
2.1.1.3. Chất thải rắn sinh hoạt
Phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt, ăn uống của công nhân với tổng lượng phát sinh: khoảng 25 kg/ngày như: vỏ đồ hộp, chai nhựa, thủy tinh, thức ăn thừa, vỏ trái cây…
Mức độ tác động: trung bình.
2.1.1.4. Chất thải xây dựng
Phát sinh chủ yếu từ quá trình thi công, xây dựng dự án. Thành phần: sắt, bao bì, gạch vụn, đất đá,…với khối lượng khoảng 70 kg/ngày.
Mức độ tác động: trung bình.
Chất thải nguy hại: Chủ yếu là dầu nhớt cặn từ hoạt động bảo trì, sửa chữa máy móc phương tiện thi công thải, bóng đèn huỳnh quang bị hỏng với lượng thải: 3 - 5 kg/tháng. Lượng chất thải này được thu gom và xử lý đúng quy định hiện hành.
Mức độ tác động: rất cao.
2.1.2.  Tác động không liên quan đến chất thải
2.1.2.1. Tiếng ồn, chấn động:
Chủ yếu phát sinh từ việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công đến vị trí để lắp đặt, từ phương tiện vận chuyển và từ hoạt động trộn bê tông. Do mật độ các phương tiện vận chuyển thưa nên tiếng ồn phát ra từ các phương tiện không ảnh hưởng nhiều.
Mức độ tác động: thấp.
2.1.2.2. An ninh xã hội:
Công nhân xây dựng là người dân địa phương nên hết giờ làm việc thì về nhà nên hạn chế được các tệ nạn xã hội có thể xảy ra khi làm việc tại Dự án.
Mức độ tác động: thấp.
2.2. Giai đoạn hoạt động
2.2.1. Tác động có liên quan đến chất thải
2.2.1.1. Khí thải
Phát sinh chủ yếu từ quá trình sản xuất, máy phát điện, phương tiện giao thông vận chuyển, hoạt động sản xuất chứa các thành phần như: bụi, mùi, nhiệt, SO2, NOx, CO, VOC…
Mức độ tác động: trung bình.
2.2.1.2. Nước thải
- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh do nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh của công nhân 78 m3/ngày. Các thông số ô nhiễm nước thải sinh hoạt như: pH, dầu mỡ, TSS, BOD5, COD, tổng P, tổng N, Coliform.
- Nước thải sản xuất: trong quá trình sản xuất nước thải phát sinh từ công đoạn sơn với lưu lượng 200 m3/ngày.
- Nước mưa chảy tràn: Loại nước này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên mặt bằng khuôn viên của dự án. Chất lượng nước mưa khi chảy đến hệ thống thoát nước mưa của khu quy hoạch tùy thuộc vào độ trong sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm mặt bằng rửa trôi.
2.2.1.3. Chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt: Quá trình sinh hoạt, ăn uống của công nhân viên có các thành phần ô nhiễm như: vỏ đồ hộp, bao bì, chai nhựa, thủy tinh, thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau quả, giấy... Tổng lượng phát sinh: khoảng 650 kg/ngày (1.300 lao động, lượng phát sinh 0.5 kg/người/ngày).
- Chất thải rắn sản xuất không độc hại: chất thải sản xuất chủ yếu là phần dư thừa của nguyên liệu bị cắt bỏ, bao bì… với khối lượng khoảng 5.555,65 kg/ngày.
- Chất thải nguy hại: lượng rác này tương đối ít, khoảng 30 kg/tháng. Thành phần rác thải này chủ yếu là các giẻ lau dính dầu, nhớt, các chất bôi trơn khi vệ sinh máy móc sản xuất và phương tiện vận chuyển, bóng đèn,....
2.2.2. Tác động không liên quan đến chất thải
Nhiệt: : phát sinh từ hoạt động của các thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất.
Tiếng ồn, độ rung: phát sinh từ hoạt động của các thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất.
Sự cố môi trường:
Sự cố môi trường có thể xảy ra do rò rỉ nhiên liệu, cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, quá trình lưu trữ, bảo quản không tốt, sự bất cẩn của công nhân trong quá trình vận chuyển,…
3. Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu
3.1. Giai đoạn xây dựng
3.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thải
3.1.1.1. Khí thải
- Phun sương nước ở khu vực thi công để hạn chế bụi vào lúc trời nắng.
- Các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng (đất, cát, đá, xi măng,…) được che đậy kín để tránh bụi phát tán vào không khí;
- Lái xe tuân thủ các quy định về luật giao thông, không chuyên chở nguyên vật liệu vượt quá tải trọng cho phép;
- Vệ sinh công trường xây dựng hằng ngày;
- Sử dụng máy móc, thiết bị thi công thế hệ mới, ít gây ô nhiễm. Máy móc, thiết bị phải được bảo trì thường xuyên và đúng thời hạn;
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động;
- Bố trí các biển báo, báo hiệu khu vực đang thi công.
3.1.1.2. Nước thải sinh hoạt
Vì thời gian xây dựng ngắn, chủ dự án sẽ trang bị 02 nhà vệ sinh di động để phục vụ cho nhu cầu vệ sinh của công nhân tại công trình. Khi bồn chứa chất thải trong nhà vệ sinh di động đầy, chủ dự án sẽ thuê xe hút hầm tự hoại của Công ty TNHH MTV công trình đô thị tỉnh Bình Dương đến hút đi và xử lý đúng quy định.
3.1.1.3. Chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt: được thu gom vào thùng rác có nắp đậy và họp đồng với Công ty TNHH MTV công trình đô thị tỉnh Bình Dương đến thu gom và xử lý định kỳ.
Rác xây dựng: có thể tái sử dụng được như sắt, bao bì,… thì gom bán, các loại khác như gạch vụn, đá thì một phần được tái sử dụng làm nền, phần dư cho vô bao và chuyển cho Công ty TNHH MTV công trình đô thị tỉnh Bình Dương thu gom và xử lý.

LIÊN HỆ LẬP  BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIƯỜNG BỆNH Y TẾ

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.lapduan.comwww.lapduan.info ; www.khoanngam.com     

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha