Dự án nhà máy xử lý rác theo công nghệ mới

Dự án nhà máy xử lý rác theo công nghệ mới

Ngày đăng: 18-11-2021

2,303 lượt xem

 

CÔNG NGHỆ NHIỆT HÓA HƠI (ĐIỂM TỐI ƯU)
KHẮC PHỤC NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CÔNG NGHỆ CHÔN,  ĐỐT, SINH HÓA …
DIỆN TÍCH TRIỂN KHAI NHÀ MÁY = ½ DIỆN TÍCH NHÀ MÁY TRUYỀN THỐNG
KỸ THUẬT MODULE HÓA GIÚP DỄ DÀNG NÂNG HOẶC GIẢM CÔNG XUẤT
CHI PHÍ DẦU TƯ 80% CÔNG NGHỆ ĐỐT HIỆN ĐẠI NHẤT.
DỄ VẬN HÀNH, KHÔNG LỰA RÁC ĐẦU VÀO
VẬN HÀNH BẰNG NGUỒN GA TÁI SINH TỪ RÁC KHÔNG CẦN DÙNG ĐIỆN.
HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO KHẢ NĂNG THU HỒI VỐN NHANH
CÁC SẢN PHẨM THU ĐƯỢC ĐA DẠNG THAN, DẦU, GA, CHẤT NỀN PHÂN BÓN HỮU CƠ.
SẢN PHẨM SAU KHI XỬ LÝ CÓ THỂ TÁI TẠO NGÀNH NÔNG NGHIỆP.
LINH HOẠT ĐẦU TƯ  
Không phân loại rác đầu vào tại nhà máy và không cần xã hội hóa phân loại rác.
Xe tiếp liệu cấp đầu vào tại kho xử lý vô trùng và Robot gắp tất cả các loại rác vào xe GÒN đưa vào modul xử lý nhiệt hóa hơi
Không sử dụng năng lượng điện hoặc các nhiên liệu khác trong quá trình xử lý và vận hành hệ thống máy.
Hệ thống xử lý rác không có ống khói. Và không tạo ra khói.
Nước thải chưng cất sẽ qua quá trình xử lý hóa hơi và nhiệt để làm sạch và khử khuẩn trước khi đưa ra môi trường.
Các rác thải vô cơ và rắn đều xử lý về chất trơ và khử khuẩn.
Về các thành phần nhựa tổng hợp đều được hóa thành Gas và thu bình nhiên liệu.
Cần quỹ đất ít so với công nghệ đốt hoặc nhiệt phân, và cần quỹ đất rất ít so với công nghệ chôn cất hoặc ủ.
Không đốt nên không tạo ra khí CO2 nguy hiểm. Không chôn, không ủ nên không bị gây ô nhiễm nguồn nước.
Nhà máy đễ dàng đấu nối, lắp đặt thếm Modul xử lý và tiết kiệm hơn nếu lượng rác nhiều hơn công suất thiết kế nhà máy ban đầu. Nhà máy có thể cắt giảm công suất hoạt động trong ngày nếu lượng rác đầu vào ít hơn so với công suất ban đầu.
Nhà máy có thể đặt ở trung tâm các quận, huyện. tiết kiệm được chi phí vận chuyển, phân loại.
Cấu trúc nhà máy theo hình thức đấu nối mắt xích riêng lẽ nên bảo trì, sửa chữa, thay thế một bộ phận nào đó không ảnh hưởng đến quá trình vận hành của toàn nhà máy.
Dễ dàng và linh động di chuyển một vài Modul tới mọi nơi để xử lý các Bãi rác đã tồn tại hoặc đã bị quá ô nhiễm.
Các phụ phẩm rác sau khi xử lý đều có quy trình phân tách tự động để tiếp tục tái chế theo từng công năng của gốc phụ phẩm.
Kiểm soát hoàn toàn các chất thải. Không tạo ra khí thải độc hại, không gây ô nhiễm độc hại không khí và nguồn nước. Chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí bảo trì thấp.

GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

1. CHỦ ĐẦU TƯ

1I.1  Tên đơn vị

Tên giao dịch:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI MINH LỘC

1I.2 Đăng kí kinh doanh:

Tên Danh nghiệp:  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI MINH LỘC

 

Địa chỉ :  P102, lô A8 II, C/c Bắc Đinh Bộ Lĩnh, đường Nguyễn Xí, phường 16, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08) 2207 5102

Fax: (08) 3511 6597

Giấy chứng nhận ĐKKD: số 4103004158 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 19/12/2005.

Tài khoản: xxxxxxxx tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh.

Người đại diện: Ông Nguyễn Thanh Liếm

Chức vụ: Tổng Giám đốc

 

1I.3  Ngành nghề kinh doanh

· Đầu tư xây dựng thủy điện

· Xây dựng dân dụng, công nghiệp

· Kinh doanh nhà ở

· Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí ( không rèn, đúc, cán kéo kim loại, dập, cắt, gò, hàn, sơn, tái chế phế thải và xi mạ điện tại trụ sở)

· Lắp đặt máy móc thiết bị cơ khí nông nghiệp

· Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành công – nông – lâm – ngư nghiệp ( trừ thuốc bảo vệ thực vật)

· Đại lý kinh doanh xăng dầu

· Đại lý bảo hiểm

II00001. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

00001II.1 Tên dự án

NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC ĐÔNG HÀ – QUẢNG TRỊ

 

00001II.2 Địa điểm đặt dự án:

Phường 3, thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

00001II.3 Diện tích khu vực đặt nhà máy: 21ha

00001II.4 Chủ đầu tư:

Công ty CP Đầu tư – xây lắp và thương mại Minh Lộc.

00001II.5  Mục tiêu và quy mô của dự án

00001II.5.1 Mục tiêu dự án

(a)  Mục tiêu lâu dài của dự án : góp phần xây dựng một môi trường trong sạch nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Trị.

(b)  Mục tiêu cụ thể của dự án: giải quyết vấn đề xử lý chất thải rắn phát sinh hàng ngày tại thành phố Đông Hà và các huyện, thị lân cận trong tỉnh thông qua việc xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, chế biến rác thải thành các sản phẩm có giá trị sử dụng như: phân bón hữu cơ, nhiên liệu, năng lượng, vật liệu xây dựng,…, thay thế việc chôn lấp chất thải rắn như hiện nay.

(c)  Mục tiêu sản phẩm đạt được

Mục tiêu sản phẩm, số lao động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ PTML tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị:

· Xử lý khoảng  109.550 tấn rác thải rắn mỗi năm

· Sản xuất phân bón

· Sản xuất sản phẩm vật liệu hữu ích trong xây dựng từ hỗn hợp chất thải vô cơ ( gạch block không nung, bê tông nhẹ v.v…)

· Tạo việc làm cho khoảng 138 lao động trong khu vực.

00001II.5.2 Quy mô dự án

Xây dựng Nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế có công suất 300 tấn/ngày. Xử lý và chế biến rác thải thành phân bón, vật liệu mới, vật liệu xây dựng, sản xuất nhiên liệu năng lượng mới và sản xuất nhiệt điện. Tận dụng các nguồn lực sẳn có của nhà máy phát triển thêm chăn nuôi và nông lâm nghiệp.

Công suất khởi điểm: Kể từ lúc nhà máy bắt đầu hoạt động công xuất xử lý rác thải và khả năng sản xuất của nhà máy dự kiến sẽ đạt 40% công suất thiết kế trong năm đầu tiên, năm thứ 2 đạt 60% công suất, năm thứ 3 đạt 80% công suất,từ năm thứ 4 trở lên đạt 100% công suất.

Công suất ổn định: khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định, khả năng xử lý rác thải với công suất là 300 tấn/ngày, nhà máy có khả xử lý triệt để rác phát sinh trên địa bàn thàng phố Đông Hà và vùng đô thị lân cận.

Tổng vốn đầu tư dự án: 300.000.000.000 (Ba trăm tỉ đồng) chia là 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: 120.389.232.000 (một trăm hai mươi tỉ ba trăm tám mươi chín triệu hai trăm ba mươi hai nghìn đồng).

Giai đoạn 2: 179.610.768.000 (Một trăm bảy mươi chín tỉ sáu trăm mười triệu bảy trăm sáu mươi tám ngàn đồng)

- Tổng diện tích của dự án: 200.000m2

- Diện tích xây dựng: 11.956m2

- Mật độ xây dựng: 5,98%

- Diện tích cây xanh: 126.885m2

- Mật độ đất cây xanh: 63,44%

- Diện tích giao thông: 21.844m2

- Chiều dài tường rào: 2.085,3m

 

00001II.6 Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án:

Toàn bộ dự án được chia làm 2 giai đoạn:

00001II.6.1 Vốn đầu tư thực hiện dự án giai đoạn I

Bảng I.1: Tổng hợp tổng mức đầu tư giai đoạn 1

STT

Tên chi phí

Thành tiền (1000đồng)

Trước thuế

Sau thuế

1

2

3

4

1

Vốn xây dựng

    41,285,095.35

    45,631,076.04

2

Vốn thiết bị

  112,650,053.75

  123,877,959.13

3

Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.

     4,171,455.40

     4,171,455.40

4

Chi phí quản lý dự án và chi phí khác

    11,734,634.34

    12,096,648.35

*

Tổng cộng( 1+2+3+4 )

 169,841,238.84

 185,777,138.92

5

Chi phí dự phòng

    16,984,123.88

    18,577,713.89

6

Tổng mức đầu tư

  186,825,362.73

  204,354,852.81

7

Vốn lưu động ban đầu của dự án

                                 1,205,966.24

8

Vốn cố định của dự án

                             203,148,886.57

9

Làm tròn

203,149,000.00

 

Tổng vốn đầu tư giai đoạn I - 203,149,000,000đồng

Bằng chữ: Hai trăm lẽ ba tỷ, một trăm bốn mươi chín triệu đồng chẵn.

Trong đó bao gồm các chi phí

00001II.6.2 Vốn đầu tư thực hiện dự án Giai đoạn II

STT

Tên chi phí

Thành tiền (1000đồng)

Trước thuế

Sau thuế

1

2

3

4

1

Vốn xây dựng

    10,467,971.28

    11,661,834.88

2

Vốn thiết bị

    87,355,975.00

    96,091,572.50

3

Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.

                     -   

                     -   

4

Chi phí quản lý dự án và chi phí khác

     2,893,914.82

     3,121,927.21

*

Tổng cộng( 1+2+3+4 )

  100,717,861.10

  110,875,334.59

5

Chi phí dự phòng

    10,071,786.11

    11,087,533.46

6

Tổng mức đầu tư

  110,789,647.21

  121,962,868.05

7

Vốn lưu động ban đầu của dự án

                                 1,205,966.24

8

Vốn cố định của dự án

                             120,756,901.82

9

Làm tròn

                             120,757,000.00

 

Tổng vốn đầu tư giai đoạn II:  120,757,000,000đồng

Bằng chữ: Một trăm hai mươi tỷ, bản trăm năm mươi bảy triệu đồng chẵn.

Trong đó bao gồm các chi phí

00001II.6.3 Tổng Vốn đầu tư thực hiện dự án:

 

Bảng I.3. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án

STT

Tên chi phí

Thành tiền (1000đồng)

Trước thuế

Sau thuế

1

2

3

4

1

Vốn xây dựng

51,753,066.63

57,292,910.92

2

Vốn thiết bị

200,006,028.75

219,969,531.63

3

Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.

     4,171,455.40

     4,171,455.40

4

Chi phí quản lý dự án và chi phí khác

14,628,549.16

15,218,575.57

*

Tổng cộng( 1+2+3+4 )

270,559,099.94

296,652,473.51

5

Chi phí dự phòng

     8,116,773.00

     8,899,574.21

6

Tổng mức đầu tư

278,675,872.94

305,552,047.72

7

Vốn lưu động ban đầu của dự án

                                 1,205,966.24

8

Vốn cố định của dự án

                            304,346,081.48

9

Làm tròn

                           304,346,000.00

 

Tổng vốn đầu tư cho Dự Án:  304,346,000,000 đồng

Bằng chữ: Ba trăm lẽ bốn tỷ, ba trăm bốn mươi sáu triệu đồng chẵn.

Trong đó bao gồm các chi phí

 

00001II.7 Nguồn vốn và cơ cấu vốn

 

Chủ sở hữu

Nguồn vốn

Tỷ lệ vốn trên tổng vốn đầu tư

Công ty Cổ phần Đầu tư – xây lắp và thương mại Minh Lộc

Vốn Doanh nghiệp

30%

Vốn vay Thương mại

10%

Vốn vay ưu đãi

60%

 

Vốn đối ứng của địa phương: kinh phí xây dựng các công trình ngoài hàng rào nhà máy sẽ do địa phương đầu tư ( chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư)

00001II.8 Tiến độ thực hiện dự án:

Nhà máy xử lý chất thải rắn sẽ được hoàn thành trong 36 tháng kể từ ngày dự án được phê duyệt, dự kiến bắt đầu từ quý III năm 2010 đến quý III năm 2013 chia làm 2 giai đoạn.

00001II.8.1 Giai đoạn 1.

Kéo dài 12 tháng từ đầu Quý IV 2010 đến cuối quý IV Năm 2011 gồm các hạn mục:

- Xây dựng một phần phần cơ sở hạ tầng.

- Khu nhà tiếp nhận phân loại.

- Khu nhà hành chính, nhà ăn công nhân.

- Hệ thống lò đốt rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại và rác thải y tế có công xuất 100tấn/ngày.

- Các hệ thống xử lý sản phẩm sau đốt.

- Kho chứa sản phẩm và phế liệu.

- Hệ thống xử lý nước thải 500m3/ngày.

- Hệ thống nhiệt điện công xuất 2MW/h.

00001II.8.2 Giai đoạn 2.

Từ  đầu quý I năm 2012 đến cuối quý IV Năm 2013 gồm:

Tiếp tục đấu tư và xây dựng thêm các hệ thống sau:

- Mở rộng phần cơ sở hạ tầng.

- Xây dựng thêm hệ thống lò đốt lò đốt rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại và rác thải y tế lên đến công xuất 200tấn/ngày.

- Các hệ thống xử lý sản phẩm sau đốt.

- Kho chứa sản phẩm và phế liệu.

 

Bảng I.4: Tiến độ thực hiện Dự án

Hạng mục công việc

T1-3

T4-6

T7-9

T10-12

T13-15

T16-18

T19-21

T22-24

T25-27

T28-30

T31-33

T24-36

Dự án được phê duyệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khảo sát thiết kế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIAI ĐOẠN 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chế tạo, mua sắm, lắp đặt thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận hành thử, nghiệm thu,bàn giao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khánh thành, đưa vào sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

    *

 

 

 

 

 

 

GIAI ĐOẠN 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chế tạo, mua sắm, lắp đặt thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận hành thử, nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    *

 

00001II.9 Hình thức thực hiện dự án

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Dự án nhà máy xử lý rác thải rắn  PTML  tại thành phố Đông Hà – Quảng Trị được đầu tư mới ngay từ ban đầu.


SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ, CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

1II.10 Mở đầu

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, đối với sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững  hiện đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tăng trưởng về kinh tế, ổn định về chính trị và giữ môi trường bền vững là 3 mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ môi trường, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường đã được quốc hội thông qua vào tháng 12 năm 1993 đã và đang từng bước đi vào cuộc sống. Nhiều văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường cũng được ban hành.

Xử lý chất thải rắn một cách hợp lý đã và đang đặt ra  những vấn đề bức xúc đối với hầu hết các tỉnh, thành của nước ta. Lâu nay rác thải thường được chôn lấp ở các bãi rác hở hình thành một cách tự phát. Hầu hết các bãi rác này đều thiếu hoặc không có hệ thống xử lý ô nhiễm lại thường đặt ở gần khu dân cư gây những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe cộng  đồng. Mặc dù, xử lý rác bằng chôn lấp có một số ưu điểm như: giá thành đầu tư và chi phí vận hành nhỏ… nhưng nó không phải là biện pháp xử lý chất thải một cách triệt để, hiệu quả khi tình trạng môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặt khác rác thải vẫn là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt và nước ngầm và chiếm dụng nhiều đất trong khi nhu cầu xử dụng đất cho các mục đích khác ngày càng tăng. Phương pháp cổ điển này không còn phù hợp bởi lẽ việc tối ưu hóa sử dụng đất đai đô thị cũng như các tiêu chí bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe, đòi hỏi một công nghệ mới, hiện đại hơn, khoa học hơn. Sự gia tăng nhanh chóng của tốc độ đô thị hóa và mật độ dân cư đã gây ra những áp lực đối với hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay. Việc lựa chọn công nghệ xử lý rác một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.

Vấn đề môi trường, quản lý chất thải ở tỉnh Quảng Trị có những nét chung giống của cả nước, song cũng có những nét đặc thù riêng. Mặc dù tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn cao nhưng các chất thải rắn chưa thu gom bị vứt bừa bãi ra các khu đất trống vào hệ thống cống thoát nước và xuống các kênh rạch dẫn nước. Việc mở rộng hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn là cần thiết nhằm gia tăng phạm vi thu gom chất thải và đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Các bãi chôn lấp chất thải rắn hiện tại không hợp vệ sinh, các bãi chôn lấp này không được lót chống thấm và xả nước rỉ rác chưa qua xử lý ra các kênh rạch tự nhiên gần đó, gây ô nhiễm môi trường đối với các khu vực xugn quanh và là nơi thuận lợi cho các loại côn trùng trung gian gây bệnh phát triển. Mặt khác tình trạng ngập lụt hàng năm thường xuyên xảy ra do thiếu kè phòng hộ và hệ thống thoát nước chung có quy mô hạn chế, quá tải và xuống cấp. Nước bị ô nhiễm thường xuyên chảy ra là nguy cơ gây hại đến sức khỏe của cộng đồng và gây cản trở các hoạt động kinh tế xã hội. Do đó cần xây dựng một nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh để bảo vệ môi trường và giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe cho người dân nơi đây đang là vấn đề cấp bách của UBND tỉnh.

1II.11 Nguồn rác thải, tình hình thu gom và xử lý rác thải của Đông Hà, thị xã Quảng Trị và một số huyện lân cận

1II.11.1  Nguồn rác thải

Theo tống tin từ Cục Thống Kê Tỉnh Quãng Trị, dân số tỉnh Quảng Trị là 599.221 người. Quảng Trị hiện bao gồm 1 Thành phố, 1 Thị xã và 8 huyện gồm:

Bảng II.1: Dân số của các huyện, thị xã, thành phố Đông Hà

Thành Phố/Huyện

Số Phường/Xã

Dân Số (Người)

Thành phố Đông Hà 

9 phường

82.944

Thị xã Quảng Trị 

4 phường và 1 xã

23.219

Huyện Cam Lộ 

1 thị trấn và 8 xã

44.253

Huyện Cồn Cỏ

 

400

Huyện Đa Krông

1 thị trấn và 13 xã

36.308

Huyện Gio Linh

2 thị trấn và 19 xã

72.457

Huyện Hải Lăng 

1 thị trấn và 19 xã

85.962

Huyện Hướng Hóa 

2 thị trấn và 20 xã

75.228

Huyện Triệu Phong

1 thị trấn và 18 xã

93.640

Huyện Vĩnh Linh 

3 thị trấn và 19 xã

84.810

 

- Hiện nay trên toàn tỉnh có 162 cơ sở y tế với 2047 giường bệnh. Trong đó có 11 bệnh viện với 1215 giường, 9 trạm y tế khu vực với 65 giường, 9 phòng điều dưỡng với 50 giường và 141 trạm y tế xã/phường với 717 giường.

- Với khu Kinh Tế - Thương mai đặt biệt Lao Bảo có tổng điện tích 15.804ha gồm:

*Khu công thương mại dịch vụ Lao Bảo gồm: Cụm công nghiệp, cụm thương mại dịch vụ và cụm cửa khẩu, diện tích 100 ha, quy hoạch dành cho phát triển thương mại dịch vụ; đã đầu tư kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh. Hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ở đây đang rất sôi động. Ngoài ra, Khu này được quy hoạch dành cho các cơ quan quản lý cửa khẩu, kho ngoại quan, dịch vụ logistic, siêu thị miễn thuế.

* Cụm công nghiệp tập trung phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo: Diện tích là 47 ha; quy hoạch dành cho phát triển công nghiệp chế biến, đã đầu tư kết cấu hạ tầng

Ngoài ra còn có các khu:

Khu Công nghiệp Tân Thành: Diện tích 50 ha

Khu Công viên Văn hoá trung tâm thị trấn Lao Bảo:    Diện tích 25 ha

Khu Du lịch - Dịch vụ Làng Vây: Diện tích 45 ha

Khu Du lịch sinh thái ỒỒ: Diện tích 20 ha

- Khu Kinh Tế Biển Đông Nam – Quảng Trị có diện tích 237,71km2 nằm trên dải cát ven biển thuộc 3 huyện Gio Linh, Hải Lăng và Triệu Phong sẽ là khu kinh tế biển tổng hợp với các hệ thống cảng trung chuyển quốc tế cho khu vực & các loại cảng; Trung tâm logistics quốc tế; Trung tâm thương mại quốc tế, các nhà máy phục vụ cho nghành công nghiệp tàu thuỷ và hỗ trợ; Công nghiệp dựa trên khí; Công nghiệp vật liệu xây dựng; Công nghệ cao về vật liệu mới; Các loại công nghiệp khác. Khu đào tạo phục vụ phát triển kinh tế biển; Các trung tâm đô thị; Các khu vực du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng....

- Bên cạnh đó trên địa bàn của tỉnh hiện đang có 2 khu  công nghiệp đã hình thành và đang đi vào hoạt động đó là: KCN Nam Đông Hà (98,6ha) và KCN Quán Ngang (205ha).

Rác thải trong các khu đô thị Quảng Trị chủ yếu từ các nguồn sau:

00001II.11.1.1 Rác sinh hoạt:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất, được thải ra từ các hộ gia đình.các cơ quan trường học, các khu du lịch – dịch vụ, chợ đường phố, bến xe… Các chất thải chủ yếu là rác thực phẩm, giấy loại, các loại phân bùn, cặn bã trong các công trình  vệ sinh…

Theo thông tin do Trung Tâm Kĩ thuật và Quan trắc MT Quảng Trị (2009), Tính theo mức bình quân một người trung bình phát thải khoản 0,8 kg/ngày rác thải sinh hoạt.

Lượng rác thải sinh hoạt trên toàn tỉnh:

= 599.221 người X 0,8 kg/ngày ~ 479,38tấn/ngày

Theo kết quả khảo sát của doanh nghiệp dựa trên kết quả phân tích tỉ lệ các thành phần có trong rác thải sinh hoạt tại bải rác hiện hữu cũa thành phố Đông Hà tại đường 9 có kết quả như sau:

Bảng II.2: Thành phần chất thải rắn Sinh hoạt

Thành phần

Tỉ lệ(%)

Rác hữu cơ dể phân hủy

54,60%

Bao bì, cây gổ

4,20%

Giấy các loại

2,30%

Nhựa các loại

5,30%

Vải sợi, vất liệu sợi

5,50%

Cao su, da, đế giày dép

5,30%

Thủy tinh

4,60%

Kim loại

2,20%

Các thành phần khác

16,00%

(Nguồn: Doanh nghiệp 2010)

00001II.11.1.2 Rác thải công nghiệp:

Bao gồm các phế thải từ vật liệu, nhiên liệu sản xuất, các phế thải trong quá trình công nghệ và bao bì đóng gói sản phẩm. Các chất thải chủ yếu là rác thực phẩm, giấy, vải, đồ nhựa, chất thải độc hại… Hiện tượng đổ rác thải bừa bãi ra các khu đất trống là rất phổ biến, tạo nên nguồn ô nhiễm cho môi trường đô thị.

Theo số liệu ước đoán hiện nay số lượng rác công ngiệp hiện nay trên toàn tỉnh khoảng 100-150 tấn/ngày.

00001II.11.1.3 Rác thải xây dựng:

Quá trình xây xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị đã phát sinh ra nguồn rác thải từ vật liệu xây dựng do việc dỡ bỏ công trình xây dựng và đào móng cho đất đá, gạch ngói, bê tông, cát sạn…

00001II.11.1.4 Rác thải bệnh viện:

Lượng rác này chứa nhiều chất độc hại, được thải ra trong quá trình khám bệnh, điều trị, phẫu thuật như các loại bông, băng,gạc,nẹp, kim tiêm, dụng cụ thủy tinh, nhựa, các bệnh phẩm…Bên cạnh đó còn có rác thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà và cán bộ y tế, chủ yếu là rác thải thực phẩm, giấy nhựa dễ bị phân hủy.

Là lượng rác được thải ra trong quá trình khám bệnh, điều trị, phẩu thuật và các hoạt động hàng ngày của bệnh viện. Theo số liệu thống hiện nay bình quân mỗi giường bệnh thải ra khoản 2,4kg/ngày rác thải y tế.

Lượng rác thải Y tế trên toàn tỉnh:

= 2047giường X 2,4kg/ngày ~ 4,92tấn/ngày.

 

Bảng II.3: Thành phần chất thải rắn y tế bệnh viện

Đặc điểm, thông số

Giá trị %

Thành phần giấy các loại bao gồm cả mảnh carton

2,9

Thành phần kim loại, vỏ hộp kim loại

0,7

Thành phần thuỷ tinh, ống thuốc tiêm, lọ thuốc tiêm, bơm kim tiêm

3,2

Bông, gạc, băng, bột bó gãy xương, nẹp cố định

8,8

Chai thuốc, túi thuốc, chai dịch, túi dịch, túi máu, thành phần chất dẻo

10,1

Bệnh phẩm

0,6

Rác thành phần hữu cơ

52,7

Đất, vật rắn khó phân định

21,0

 

(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý chất thải - 2004)

11.2  Tình trạng thu gom và xử lý rác thải.

00001II.11.2.1 Tình hình thu gom:

Đến nay rác thải sinh hoạt các đô thị ở Quảng Trị hầu như đã có tổ chức thu gom rác thải. Rác thải sau khi được thu gom sẽ được tập kết về các bãi rác hoặc chôn lấp.

Hiện nay thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị có Công ty môi trường đô thị (URENCOS) và có hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến bãi đổ thải. Tuy nhiên với đội ngũ cán bộ còn mỏng, máy móc thiết bị phân tích, kiểm tra còn thiếu , cũng như sự phối hợp quản lý giữa các ban ngành còn thiếu đồng bộ đã khiến công tác quản lý môi trường gặp nhiều khó khăn. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn do thiếu vốn đầu tư để nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ, đổi mới công nghệ, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng… nên hiện tượng  vi phạm các quy định về môi trường vẫn còn tiếp diễn.

Việc thu gom , vận chuyển và xử lý rác thải của thị xã do Công ty Môi trường đô thị Đông Hà đảm nhận. Công ty Môi trường đô thị Đông Hà thu gom khoảng 82% lượng rác mỗi ngày tương đương khoảng 50 tấn/ngày ( số liệu đến năm 2003 do công ty Môi trường đô thị Đông Hà cấp). Chất thải được thu gom bằng các xe đẩy tay, đưa về tập kết tại bãi rác của thị xã. Việc chuyển rác từ các xe đẩy tay sang các xe ép cuốn rác được thực hiện bằng tay do thị xã không có thiết bị nâng bằng máy. Công ty môi trường đô thị có 40 xe đẩy tay, 7 xe ép cuốn rác loại nhỏ với dung tích từ 4m3 đến 8m3. Số năm sử dụng và điều kiện kĩ thuật của các xe này khá khác nhau, tuy nhiên tất cả các xe trừ 2 xe đều đã wa trên 8 năm sử dụng và đang cần phải thay thế. Tất cả rác thu gom trong các xe ép cuốn rác được chuyên chở trực tiếp đến bãi chôn lấp của thị xã.

00001II.11.2.2 Xử lý chất thải rắn

Hiện tại tất cả rác thải tại các khu đô thị đều được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Tại thị xã Đông Hà, công nghệ xử lý của bãi rác là chôn lấp rác ( đào hố sâu 3,5m đến 4m diện tích đào 1 hố từ 1200m2 đến 1500m2 ). Khối lượng rác có thể chứa hàng năm  khoảng 7.000 tấn đến 12.000 tấn. Rác được đổ đầy hố sau đó được chôn lâp dưới lớp đất 0,5m. Hiện nay rác thải tại bãi rác được chôn lấp trong các ngăn sâu không được lót lớp cách ly, chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Hàng tuần rác được san ủi, tuy nhiên rác vẫn chưa được chôn lấp thường xuyên.

Thị xã Quảng Trị đã có quy hoạch và thiết kế bãi rác, tuy nhiên bãi rác này đã xuống cấp, cách nhà máy nước Quảng Trị 100m, đây là bãi rác nổi không hợp vệ sinh, xử lý rác bằng phương pháp đốt 

II.12  Nhu cầu xử lý rác thải

Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự gia tăng của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, các khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh là sự gia tăng về lượng rác thải trong tương lai. Ước tính lượng rác thải của 5 khu vực trên trong các năm tới tăng từ 10% - 15% mỗi năm. Lượng rác thải của các khu vực trên trong năm 2015 sẽ khoảng 650 – 700 tấn/ngày.

ICÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP DỰ ÁN

· Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

· Luật bảo vệ môi trường năm 2005

Chiến lược quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công Như vậy, trước tình hình ô nhiễm rác hiện tại của thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các huyện Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng và lượng gia tăng rác thải sinh hoạt trong tương lai, nhu cầu cấp thiết được đặt ra là cần phải xử lý triệt để rác thải tại các khu vực này. Vấn đề đặt ra là phải xử lý nguồn rác thải theo công nghệ nào để vừa mang tính hiệu quả xã hội về mặt lâu dài, vừa đảm bảo được sự phát triển bền vững cho khu vực, vừa tiết kiệm được quỹ đất, tạo công ăn việc làm cho một số lao động trong khu vực, cải thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người dân sống ở khu vực đó…

· nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 152/1999/ QĐ- TTg ngày 10/7/1999.

· Luật đất đai 2003 và các nghị định hướng dẫn thi hành:

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất

- Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 20/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai.

- Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị đinh số 142/2005/ NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 2/8/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ taì chính về hướng dẫn thực hiện nghị định số 198/2004/ NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất

- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai

· Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành:

- Nghị định số 88/2006/ NĐ-CP ngày 29/08/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

- Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/ NĐ-CP ngày 29/08/2006 của Chính phủ về đăng kí kinh doanh

· Nghị định số 24/2007/ NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

· Luật đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành

· Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành

· Luật xây dựng năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Nghị định 16/2005/ NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 08/2005/ NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng

· Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Nghị định số 164/2003/ NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

- Nghị định số 152/2004/ NĐ-CP ngày 06/08/2004 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 164/2003/ NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết ti hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/ NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thông tư số 88/2004/TT-BTC ngày 01/09/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc sửa đổi, bổ sung thông tư số 128/2003/TT-BTC.

· Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

· Nghị định số 151/2006/ NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu Nhà nước

· Quyết định số 64/2003/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

· Thư mời hợp tác đầu tư ngày 12/11/2007 của UBND thị xã Đông Hà tỉnh Quảng Trị gởi công ty Cổ phần Minh Lộc

· Biên bản thỏa thuận ngày 19/11/2007 giữa UBND tỉnh Quảng Trị và công ty Cổ phần Minh Lộc về việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại thị xã Đông Hà tỉnh Quảng Trị

· Tờ trình số 732/SKH-XTĐT của sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Trị ngày 20/11/2007 về việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại thị xã Đông Hà

· Công văn số 3174/UBND-CN của UBND tỉnh Quảng Trị ngày 12/12/2007 về việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

· Công văn số 549/UBND-NN ngày 14/3/2008 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc thỏa thuận vị trí và cấp chứng chỉ quy hoạch nhà máy xử lý rác tại Đông Hà.

· Chứng chỉ quy hoạch khu vực xây dựng dự án số 84/CCQH do Sở xây dựng tỉnh Quảng Trị cấp ngày 18/03/2008

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI

I00001. Các khái niệm cơ bản về khí thải

00001I.1 Các dạng thải vào không khí:

Các chất ở dạng khí: là những chất ở điều kiện thông thường tồn tại ở thể khí như: CO, CO2,NOx,SOx,Cl2…

Các chất thải dạng bụi: là các hạt chất rắn được phân tán trong không khí có kích thước khác nhau (từ 1/10 đến hàng nghìn micromet).

Các chất dạng hơi: thể khí của các chất ở điều kiện bình thường là chất lỏng hoặc rắn. Ví dụ: hơi benzen, iod, tetraetyl chì...

   Các chất dạng soi: là tập hợp các phân tử chất lỏng hoặc chất rắn tạo thành các hạt nhỏ li ti phân tán trong không khí.

Các chất thải là khí, hơi, bụi hay sol có tác hại ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào bản thân tính chất của chúng.

00001I.2 Các nguồn và các vật chất gây ô nhiễm chủ yếu

                Bảng VI.2: Các nguồn và vật chất gây ô nhiễm

Chất ô nhiễm

Nguồn ô nhiễm

Oxit các bon (CO,CO2)

 

- Các nhà máy nhiệt điện

- Các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng là đốt

nhiên liệu

- Giao thông vận tải

- Các lò đốt rác và dân dụng

- Phân hủy yếm khí

Bụi than, tro

Các nguồn đốt nhiên liệu thải cùng với khí cacbon

oxit

Bụi berili

Chế hóa quặng và luyện kim

Bụi uranium

Chế hóa quặng

Hợp chất chứakim loại có độc tính cao

 

- Các cơ sở luyện kim

- Các cơ sở sản xuất hóa chất

- Các cơ sở sản xuất thuốc trừ dịch hại

- Sử dụng các sản phẩm thuốc trừ dịch hại

Các hợp chất chứa clo

 

- Thuốc trừ sâu

- Các cơ sở sản xuất hóa chất

- Các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy

- Khử trùng bằng clo và các hợp chất chứa clo hoạt

động

Flo và các hợp chất chứa flo

 

- Các cơ sở sản xuất hóa chất

- Các cơ sở sản xuất phân lân từ apatit và photphorit..

- Các cơ sở luyện kim

Hydrocacbon

- Đốt nhiên liệu

- Công nghiệp sơn và trang trí bằng sơn.

- Các cơ sở sản xuất linh kiện cần làm sạch bằng dung

môi hữu cơ

- Các cơ sở sản xuất hóa chất hữu cơ

- Luyện kim

Nitơ oxit

- Đốt nhiên liệu

- Các nhà máy hóa chất

- Các cơ sở sản xuất phân đạm, phân tổng hợp NPK

Lưu huỳnh oxit

- Các cơ sở sản xuất hóa chất

- Các nhà máy nhiệt điện

- Luyện kim

- Các công đoạn đốt nhiên liệu khác

Các hợp chất có

chứa phối pho

Các cơ sở sản xuất thuốc trừ dịch hại

- Sử dụng thuốc trừ dịch hại

Bụi khoáng vô cơ

- Công nghiệp sản xuất xi măng

- Công nghiệp khai khoáng

- Giao thông vận tải

- Xây dựng

Bụi phóng xạ

- Các vụ thử hạt nhân

- Sự rò rỉ của các cơ sở năng lượng hạt nhân

Hơi kiềm, hơi

axit

- Các cơ sở sản xuất hóa chất

- Các cơ sở sử dụng axit và kiềm trong sản xuất

Bụi chì

- Các cơ sở sản xuất acquy

- Giao thông vận tải

Dicyan và HCN

- Các cơ sở mạ kim loại

- Khai thác, trích chiết vàng, bạc và các kim loại

I00001. Các phương pháp xử lý bụi

Như đã nói đến ở phần trên, bụi là những hạt chất rắn có kích thước cũng như tỷ trọng khác nhau phân tán trong không khí. Để xử lý lọc sạch bụi trước khi thải ra môi trưởng người ta đã nghiên cứu và sử đụng nhiều cách khác nhau. Mỗi cách (phương pháp) phù hợp với các loại bụi, kích thước bụi khác nhau và có những ưu nhược điểm

riêng. Chính vì vậy mà tùy thuộc vào đối tượng bụi, người ta chọn phương pháp xử lý phù hợp.

Các phương pháp xử lý bụi có thể chìa thành các nhóm sau:

Bảng VI.3: Các phương pháp xử lý bụi

Lọc

 

Dập bằng nước

Dập bằng

tĩnh điện

Khử bụi dựa vào lực ly tâm

Khử bụi dựa

vào trọng lực

- Thùng lọc gốm

- Lọc có vật đệm

- Lọc túi (màng)

- Dàn mưa

- Sục khí

- Đĩa quay

- Lọc tầng kiểu Venturi

Lọc tĩnh

điện

- Thiết bị sử dụng lực quán tính.

- Thiết bị sử dụng lực ly tâm (cyclon).

Thiết bị quay

Buồng lắng bụi

Trên cơ sở phân loại các phương pháp xử lý, ta có thể chia các thiết bị xử lý bụi làm 6 loại chính như sau:

1. Lọc cơ khí 4. Thiết bị lọc tĩnh điện

2. Thiết bị màng lọc 5. Thiết bị lọc ướt

3. Thiết bị hấp thụ 6. Thiết bị buồng đốt

Hai loại đầu dùng để xử lý bụi. Thiết bị lọc tĩnh điện và lọc ướt có thể dùng để xử lý bụi hoặc hơi khí độc. Hai thiết bị sau hay được dùng để xử lý khí.

Đặc trưng và hiệu quả xử lý bụi của các kiểu thiết bị được khái quát như sau:

Bảng VI.4: Vùng lọc và hiệu quả xử lý của các phương pháp

STT

Thiết bị xử lý

Kích thước hạt phù hợp

Hiệu quả xử lý (%)

1

Thùng lắng bụi

2000 – 100

40 – 70

2

Cyclon hình nón

100 – 5

45 – 85

3

Cyclon tổ hợp

100 – 5

65 – 95

4

Lọc có vật điệm

100 – 10

đến 99

5

Tháp lọc ướt

100 – 0,1

85 – 99

6

Lọc túi (màng lọc)

10 – 2

85 – 99,5

7

Lọc tĩnh điện

10 – 0,005

85 – 99

        Biểu đồ VI.1: Hiệu quả tách bụi của một số thiết bị

Từ biểu đồ trên cho thấy rằng các thiết bị xử lý bằng lực quán tính và các cyclon rất tiện để tách các hạt bụi tương đối lớn. Loại cyclon tổ hợp có hiệu suất lớn nhất. Dùng các thiết bị lọc điện, thiết bị lọc hình ống tay áo và các thiết bị lọc bụi loại ướt có thể đạt được độ tinh lọc khá cao.

Thiết bị lọc bụi loại ướt chỉ dùng khi chất khí cần xử lý chịu được nhiệt độ thấp và ẩm. Trong trường hợp này các thiết bị lọc bụi loại ướt có nhiều ưu điểm hơn so với thiết bị lọc điện ở chỗ thiết bị giản đơn và rẻ tiền. Ngoài ra, người ta còn dùng các thiết bị lọc ướt để lọc sạch khí khỏi bụi, khói và mù (tới 90%). Ứng dụng thiết bị lọc bụi loại ướt trong nhà máy có nhiều khó khăn vì ở đây quá trình tinh lọc có liên quan tới việc thu gom và thải một lượng lớn nước có tính axit. Thiết bị lọc điện là một loại thiết bị lọc sạch bụi có hiệu suất cao; trong đó muốn lọc các loại khí khô ta dùng loại thiết bị lọc điện thanh bản, còn để lọc sạch các loại bụi và hơi mù khó hấp thụ, cũng như để lọc sạch được tốt hơn, ta dùng loại thiết bị lọc điện kiểu ống và khi cần lọc sạch một thể tích khí lớn thì dùng thiết bị lọc điện tổ hợp, rẻ.

00001I.1 Xử lý bụi bằng buồng lắng.

Sự lắng bụi bằng buồng lắng là tạo ra điều kiện để trọng lực tác dụng lên hạt bụi thắng lực đẩy ngang của dòng khí. Trên cơ sở đó người ta tạo ra sự giảm đột ngột lực đẩy của dòng khí bằng cách tăng đột ngột mặt cắt của dòng khí chuyển động. Trong thời điểm ấy, các hạt bụi sẽ lắng xuống.

Để lắng có hiệu quả hơn, người ta còn đưa vào buồng lắng các tấm chắn lửng. Các hạt bụi chuyển động theo quán tính sẽ đập vào vật chắn và rơi nhanh xuống đáy.

               Hình VI.4: Cấu tạo buồng lắng đơn và kép

Buồng lắng bụi là một loại thiết bị thu bụi đưa vào lực trọng lực và lực quán tính để thu giữ bụi. Với thiết bị loại này người ta có thể thu gom các hạt bụi có kích thước lớn hơn 10 μm. Để làm sạch khí trong các lò đốt ta cũng có thể sử dụng thiết bị buồng lắng nhiều tầng. Mặc dù buồng lắng bụi là biện pháp rẻ tiền nhưng thiết bị của nó cồng kềnh và hiệu quả xử lý thường là thấp nhất so với các phương pháp khác Nó hay được sử dụng để làm sạch sơ bộ.

Dưới đây là một số mô hình thiết bị thu bụi bằng trọng lực:

 

 

           Hình VI.5. Buồng lắng kép có vách ngăn tăng hiệu quả

00001I.2 Xử lý bụi dựa vào lực ly tâm (Cyclon).

Khi dòng khí và bụi chuyển động theo một quỹ đạo tròn (dòng xoáy) thì các hạt bụi có khối lượng lớn hơn nhiều so với các phân tử khí sẽ chịu tác dụng của lực ly tâm văng ra phía xa trục hơn, phần gần trục xoáy lượng bụi sẽ rất nhỏ.

Nếu ta giới hạn dòng xoáy trong một vỏ hình trụ thì bụi sẽ va vào thành vỏ và rơi xuống đáy. Khi ta đặt ở tâm dòng xoáy một ống dẫn khí ra, ta sẽ thu được khí không có bụi hoặc lượng bụi đã giảm đi khá nhiều.

 

Hình VI.6: Mặt cắt đứng và mặt cắt ngang của một Cyclon

Có hai cách để đưa dòng khí vào cyclon tạo ra chuyển động xoáy là dạng dòng tiếp tuyến và dạng dòng trục như hình vẽ sau:

 

Hình VI.7. a) Thiết bị dòng tiếp tuyến

         b) Thiết bị dòng trục

Trong thực tế người ta thường lắp thành tổ hợp nhiều cyclon đơn lại để tăng cường hiệu qua xử lý khí thải. Tổ hợp cyclon thường gồm các cyclon đơn có đường kính tử 40- 250 mm, ghép thành cụm song song với nhau. Thiết bị kiểu cyclon có thể sử dụng để xử lý dòng khí bụi có nhiệt độ đến 4000 C nhưng nồng độ bụi không cao.

Nhược điểm chung của cyclon là không thể lọc sạch khí khỏi các hạt bụi rất nhỏ, nâng lượng tiêu thụ để lọc lớn và thành thiết bị bị mài mòn nhanh do đó do nhạy về tải trọng cũng sẽ giảm xuống.

Ngoài thiết bị cyclon kiểu khô người ta còn có thể sử dụng thiết bị cyclon ướt để làm sạch bụi.

 

Hình VI.8: Thiết bị Cyclon nước

 

Hình VI.9: Thiết bị tổ hợp Cyclon

00001I.3 Xử lý bụi bằng Lọc màng, Túi lọc.

Dòng khí và bụi được chặn lại bởi màng hoặc túi lọc; túi (màng) này có các khe (lỗ) nhỏ cho các phân tử khí đi qua dễ dàng nhưng giữ lại các hạt bụi. Khi lớp bụi đủ dày ngăn cản lượng khí đi qua thì người ta tiến hành rung hoặc thổi ngược đê thu hồi bụi và làm sạch màng.

Màng lọc là những tấm vải (nỉ) được đặt trên một giá đỡ là những tấm cứng đan hoặc tấm cứng liền có đục lỗ.

Túi lọc bằng vải, nỉ có dạng ống một đầu hở để khí đi vào còn đầu kia khâu kín. Để túi được bền hơn người ta thường đặt trong một khung cứng bằng lưới kim loại hoặc nhựa.

Năng suất lọc của thiết bị phụ thuộc vào bề mặt lọc, loại bụi và bản chất, tính năng của vật liệu làm túi (màng).

 

 

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28 B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782

Website: www.khoanngam.com;  www.lapduan.info;

Email: nguyenthanhmp156@gmail.comthanhnv93@yahoo.com.vn

minhphuong corp

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha